Thẻ từ RFID là gì, NFC trong ứng dụng của RFID, có những loại thông dụng nào trên thị trường, làm sao để để biết thẻ từ của mình thuộc loại nào
RFID là gì, Thẻ từ RFID là gì, có những loại thông dụng nào trên thị trường, làm sao để để biết thẻ của mình thuộc loại nào, làm sao để coppy thẻ gốc ra nhiều thẻ khác nhau. Có những loại thẻ nào đang có tại Nshop sẽ được giải đáp trong bài viết này
Mục lục:
RFID là gì, hệ thống RFID là gì ?
Tần số làm việc của hệ thống RFID
Ứng dụng của RFID trong đời sống
Làm thế nào để biết thẻ hoặc móc khóa thẻ từ mình đang xài ở tần số bao nhiêu?
Cách lựa chọn các loại thẻ RFID đang bán tại NShop
RFID là gì, hệ thống RFID là gì ?
RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng tần số vô tuyến) là công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, công nghệ này dùng sóng radio để truyền nhận từ đó có thể quản lý, giám sát, lưu trữ từng đối tượng, một hệ thống RFID thường có hai thành phần: Thẻ tag chứa thông tin (RFID Tag), Module nhận đọc và xử lý thông tin của thẻ tag ( RFID Reader)
Đầu đọc (RFID Reader) liên tục gửi tần số vô tuyến, Object (đối tượng) nằm trong vùng phủ sóng sẽ truyền phản hồi tín hiệu lại, Nó khá giống với công nghệ quét mã vạch (Barcode) nhưng công nghệ (RFID) không phải công nghệ đường ngắm vì công nghệ này có thể đọc từ nhiều hướng kiểm soát được nhiều đối tượng
Các RFID Tag có thể là bất cứ thứ gì từ sách trong thư viện hoặc các mặt hàng trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hoặc các sản phẩm tồn kho nằm trong kho. Không chỉ theo dõi đồ vật mà RFID Tag còn dùng để theo dõi động vật
Tần số làm việc của hệ thống RFID
Hệ thống RFID được phân loại theo băng tần hoạt động như sau:
Tần số thấp Low frequency (LF): làm việc ở tần số ở 125KHz-134KHz
Tần số cao High frequency (HF): làm việc ở tần số 13.56MHz, phần lớn thẻ Passive (thụ động) sử dụng tần số này
Tần số cao hơn High frequency (HF) sử dụng bởi các thẻ Active (chủ động)
Siêu cao tần UHF frequency : dải tần số từ 860-960MHz, phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này, số ít thì sử dụng Passive
Dải vi sóng Microwave : 2.45-5.8 GHz giải đọc rộng, tốc độ lớn
Ứng dụng của RFID trong đời sống:
Bằng sự hỗ trợ của công nghệ RFID có rất nhiều công việc của con người được thay thế bằng máy móc giúp tiết kiệm thời gian hơn quản lý chất lượng tốt hơn, Ví dụ:
Trong việc quản lý nhà kho hệ thống RFID được sử dụng để kiểm đếm hàng hóa, phân loại hàng hóa, các dữ liệu thực tế của kho sẽ được cập nhật tới máy chủ từ đó các thao tác xuất nhập kho cũng diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn
Trong video này sẽ biễu diễn tốc độ xử lý công việc giữa dùng Bardcode và RFID: https://www.youtube.com/watch?v=rCDCvDVJQcU việc kiểm đếm khi dùng tới Bardcode mất tới 1p:45s, thì với RFID chỉ mất 9S
với giải tần số làm việc thấp LF & HF RFID được sử dụng như một thiết bị bảo mật dùng để kiểm soát ra vào, hoặc chứa thông tin
Cấu tạo của hệ thống RFID
Như hình ta có thể thấy RFID Tag chia làm 3 loại chính,
RFID chủ động (Active tag)
RFID thụ động (Passive tag)
RFID thụ động (Semi passive tag)
các tag chủ động thì được cấp nguồn riêng, các tag thụ động thì dựa vào sóng phát tới tạo thành năng lượng do đó phạm vi cũng thấp hơn hai loại chủ động và bán thụ động.
Cấu tạo của RFID Reader
Cấu tạo của RFID Reader gồm có một bộ phát sóng radio và một bộ phận nhận tín hiệu phản hồi về, đầu đọc này cũng sử dụng một bộ vi điều khiển và RFID sẽ kết nối với máy tính để xử lý dữ liệu
RFID Reader có nhiều hình dạng kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là những cánh cửa của các trung tâm thương mại , nhỏ hơn thì là các module đọc thẻ cầm tay, điều này lý giải vì sao khi cầm đồ chưa tính tiền ra khỏi trung tâm thương mại thì còi báo động vang lên do đầu đọc phát hiện hàng qua cánh cửa chưa được thay đổi mã đã bán. và do RFID có thể đọc từ nhiều hướng nên cho dù bạn dấu nó ở đâu thì nó vẫn dò tìm được.
Cấu tạo của RFID tag
Cấu tạo của RFID Tag gồm có bộ tiếp sóng nhận tín hiệu và biến đổi thành năng lượng dự trữ bằng các tụ điện cung cấp điện cho vi xử lý làm việc từ đó phát lại tín hiệu cho RFID Reader biết mã số của mình, Ngay lúc đó RFID Reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ
Trong bài viết này chỉ đề cập đến RFID tag thụ động vì nó phổ biến hơn cả, nó không yêu cầu nguồn cấp và có thiết kế nhỏ gọn và cũng có nhiều hình dạng khác nhau
Các loại RFID hiện đang phổ biến trong cuộc sống gồm có LF & HF Ở Nshop hiện đang kinh doanh 2 loại LF (125KHz) và HF (13.56 Mhz) với nhiều mẫu mã tính năng khác nhau
Làm thế nào để biết thẻ hoặc móc khóa thẻ từ mình đang xài ở tần số bao nhiêu?
Các trường hợp trên sử dụng để kiểm tra số lượng lớn, nếu trường hợp nhỏ lẻ quý khách có thể mang trực tiếp qua địa chỉ
Điện tử NShop Tân Phú: 1 Bùi Xuân Phái, Tây Thạnh, Tân Phú, TP. HCM – 📞 0902 64 39 78
Điện tử NShop Quận 9: 7 Trần Hưng Đạo, Hiệp Phú, Quận 9, TP. HCM – 📞 093 27 23 186
Chúng tôi nhận đọc và sao chép miễn phí cho quý khách
Cách lựa chọn các loại thẻ RFID đang bán tại NShop
Trước tiên cần xác định mục đích sử dụng của quý khách là gì:
Nếu thêm thẻ mới chỉ cần đọc và không có nhu cầu sao chép thì chọn mua thẻ móc khóa và thẻ trắng, loại này có giá thành thấp, mỗi thẻ có 1 mã số khác nhau từ nhà sản xuất nên không sợ trùng lặp, bề mặt thẻ trắng có thể in lên
Nếu có nhu cầu sao chép ra nhiều thẻ giống nhau, quý khách có thể chọn loại thẻ có thể sao chép, Loại này có thể ghi đè các dữ liệu mới, các dữ liệu cũ sẽ bị mất khi ghi các dữ liệu mới, vừa có thể đọc vừa có thể sao chép, giá thành hơi nhỉnh hơn loại trên một chút, màu sắc mẫu mã cũng rất đa dạng
Ngoài ra còn có loại thẻ tích hợp 2 tần số HF & LF giúp quý khách thuận tiện hơn khi sử dụng khi không phải sử dụng nhiều thẻ cùng 1 lúc và thay vào đó tích hợp 2 thẻ vào 1 thẻ
Để tra cứu sản phẩm quý khách làm theo hướng dẫn sau đây